Đôi lúc bạn trên công ty mà không có việc gì để làm, có thể là gần Tết công ty hết việc, dự án Fail nên tạm dừng, hay chỉ đơn giản là Sếp không còn giao việc gì cho bạn. Bạn bị rơi vào một trạng thái chênh vênh, không biết mình nên làm gì để thoát ra khỏi trạng thái ì ạch, tù túng này thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Đa số lập trình viên mà mình quen thường có lối sống hơi phản khoa học, hay chính xác hơn là biệt lập (mình cũng đã từng). Thường là đi làm từ sáng đến chiều, làm outsource hay OT do cháy dự án thì ở lại đến tối muộn, thời gian nghỉ thì lại cắm đầu vào chơi game, xem phim,…. chơi game chán chê thì làm dự án ngoài đến 2-3h đêm. Cuối tuần thì ngủ nướng đến trưa, ngủ dậy lại lao vào vòng luẩn quẩn gắn với cái máy tính hết ngày.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là “Lập trình viên nên làm gì lúc rảnh rỗi để cải thiện bản thân?“
Mục Lục
1. Bổ sung kiến thức mới
Việc tự tìm tòi các công nghệ mới phục vụ cho công việc hiện tại là một cách tốt nhất để tiêu tốn thời gian rảnh rỗi của bạn. Có rất nhiều trang cung cấp khóa học công nghệ như Udemy, Unica, Scrum,… mình thì thường vào stackshare.io
để cập nhật xem các Big Tech hiện giờ sử dụng những công nghệ nào, xem xu hướng nổi bật để từ đó tìm ra mình nên trau dồi thêm kĩ năng nào.
Ngoài đọc kiến thức công nghệ thì mình cũng khoái đọc một số loại sách ngôn tình, sử thi, tâm lý, pháp luật,… để sau còn dễ bề đổi nghề sang làm “Luật Sư Tiktok”.
Dạo này mình đang tìm hiểu Docker để áp dụng vào một số dự án đang làm, cơ mà cũng chưa có dự án cần áp dụng ngay nên là cứ học thì sẽ không lo chết đói.
2. Làm pet project
Hiểu nôm na là làm dự án cá nhân, những thứ mình thích. Một phần để nâng cao tay nghề, những thứ đã học. Với pet project bạn tự nghĩ requirement, không có áp lực deadline từ sếp nên thoải mái thích code lúc nào thì code.
Đôi khi trong công việc hiện tại, bạn sẽ không được sử dụng nhiều công nghệ mới, hoặc phiên bản mới của những công nghệ cũ nên cứ phải maintain với những công nghệ cũ đó.
Thật nhàm chán biết bao nếu chỉ làm đi làm lại những thứ cũ, vậy nên pet project là chỗ để bạn thoải mái dùng bất kì loại công nghệ hay kĩ thuật nào mà mình muốn để cập nhật theo xu hướng thị trường. Hay chỉ đơn giản là làm cho vui cũng được.
Đợt rồi mình có làm một con crawler dữ liệu tin tức mới trên trang vnxpress.net
rồi gửi tin báo qua Telegram. Mình có thể biết được những tin tức mới nhất trên vnxpress.net
mà không cần phải vào thẳng trang hoặc mở App trên điện thoại, rất tiện phải không nào? các bạn có thể subscriber chanel tại link sau t.me/diembao24h.
3. Giành thời gian cho gia đình, bạn bè
Khi rảnh rỗi, cuối tuần bạn nên rủ bạn bè đi ăn, đi chơi hoặc cà phê chém gió, cùng nhau “vạch tội” sếp, có thể tán gẫu về con đường sự nghiệp, các định hướng sắp tới, các vấn đề khúc mắc bạn đang gặp nhưng chưa biết nên làm như nào.
Hoặc đơn giản hơn là gặp phải bug mà không biết fix như nào thì thay vì cứ ngồi cắm đầu cắm cổ fixbug thì hãy đi ra ngoài cho đầu óc thoải mái, rủ đồng nghiệp đi tán gẫu và kể cho họ nghe con bug mà mình đang gặp phải, biết đâu lúc đó mình sẽ ngộ ra hoặc có được một ý tưởng mới từ đồng nghiệp thì sao.
Bạn nên rủ bạn bè đi nhậu để dễ tâm sự hơn và cũng là tăng khả năng giao tiếp nói chuyện nơi đông người của chính mình.
4. Chơi thể thao
Do đặc thù nghề nghiệp nên mấy ông lập trình viên rất hay ngồi ì ạch một chỗ, ít hoạt động, ít chơi thể thao nên dễ sinh ra nhiều bệnh lý sau này. Ông nào code lỗi, công việc bị dí deadline thì coi như xác định hôm đó về muộn luôn.
Mỗi tuần thì nên giành ra khoảng 3 hoặc 4 buổi tập thể thao: đá bóng, đá cầu, chạy bộ ở công viên gì đó,…Nếu làm về muộn có thể dậy sớm chạy buổi sáng quanh công viên, trải nghiệm cực kì dễ chịu và thoải mái.
5. Viết blog
Mình tìm hiểu công nghệ, khám phá cái mới hay fixbug ra được điều gì thì rất hay có thói quen ghi chép lại, khi nào cần dùng thì chỉ lôi ra và sử dụng, không phải mất công research một lần nữa.
Việc chia sẻ những thứ mình biết đến cộng đồng là cách tốt nhất để nâng cao kiến thức của bản thân, vì người ta thường nói: “Nếu bạn chưa thể giải thích cho người khác hiểu được một vấn đề người ta quan tâm, thì tức là bạn chưa hiểu nó“.
Viết blog vừa xây dựng thương hiệu bản thân, vừa mở rộng được mạng lưới quan hệ, nâng cao trình độ cũng như tăng cường khả năng viết lách, vốn đã là một yếu điểm của dân lập trình. Blog cafeincode
này của mình thành lập cũng chính vì những lý do như vậy.
Trên đây là một số chia sẻ về quan điểm của bản thân là một lập trình viên, có thể đúng hoặc không đối với từng người, nhưng mình mong rằng nó sẽ giúp các phần mà bạn đang hoang mang đi theo hệ thống lập trình mà mình không biết và cần làm gì mỗi khi rảnh rỗi.
Xem thêm một số bài viết nổi bật:
- Câu chuyện phỏng vấn online mùa Covid
- Nói sao để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận
- 13 Plugin không thể thiếu khi làm việc với IntellIJ IDEA
- Những plugins Intellij IDEA tốt nhất trong công việc
- Crack Intellij IDEA new versions 2021
- Crack IntellIJ để code như một senior
- Shortcut Intellij hữu ích để làm việc được hiệu quả hơn
- Build hệ thống Pub Sub dùng Hazelcast và Spring boot
- Build hệ thống Pub-Sub bằng Kafka+Spring boot (phần 3)
- Biết sử dụng git cherry-pick để làm việc hiệu quả hơn
- Git stash giúp bạn trở nên chuyên nghiệp như thế nào?
- Git revert với git reset hoạt động như thế nào
- Series tìm hiểu lập trình java
- Active Jrebel để code trong IntellIJ IDEA
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Apache Kafka (phần 1)
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Apache Kafka (phần 2)
- Elasticsearch là gì mà bá đạo đến vậy? [Phần 1]
- Cùng nhau tìm hiểu Docker
- Cài đặt Hazelcast trên server Centos 7
- Elasticsearch và Kibana dựng bằng Docker