Khi là một Developer, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc, từ những deadline của dự án đến những vấn đề phức tạp trong mã nguồn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mình.

Vì vậy, việc quản lý căng thẳng là một kỹ năng cần thiết để giúp bạn duy trì sức khỏe tinh thần và hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả.

Thời gian rất lâu trước đây mình cũng đã từng bị stress, căng thẳng tột độ cũng như trào ngược dạ dày cấp độ nặng, mà không chỉ là do công việc mà còn do ti tỉ thứ khác kết hợp lại dẫn đến.

Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn một số tips có thể quản lý căng thẳng, giúp các bạn có một tâm trạng thoải mái hơn và đối diện được với những vấn đề trong công việc, cuộc sống.

Tập trung vào giải pháp

Tập trung vào giải pháp là một cách tiếp cận tích cực và hiệu quả để xử lý vấn đề. Thay vì tập trung vào những khó khăn và trở ngại, tập trung vào tìm ra giải pháp và cách thức để giải quyết vấn đề có thể giúp bạn giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc tập trung vào giải pháp không có nghĩa là bạn không cần phải nhìn vào vấn đề. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ và đánh giá chính xác tình hình để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Bạn cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân của vấn đề, đặt mục tiêu và lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, hãy tập trung vào thực hiện giải pháp và theo dõi kết quả.

Nhìn nhận tích cực và tập trung vào giải pháp có thể giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời giúp cải thiện tinh thần và nâng cao năng lượng.

Tìm kiếm hỗ trợ khi gặp khó khăn

Nếu bạn gặp phải căng thẳng nghiêm trọng khi gặp phải việc khó hoặc không thể tự giải quyết được vấn đề, hãy nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm hơn, để xem những góc nhìn mới từ họ như thế nào, từ đó có phương án để xử lý vấn đề cho bản thân.

Hơn nữa việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác nó không đánh giá bạn là một người kém hiểu biết, mà ngược lại việc bạn tìm sự giúp đỡ từ đúng người nó còn chứng tỏ bạn là một người rất biết cách xử lý công việc, tối ưu hóa thời gian cá nhân.

Biết cách đặt giới hạn

Phần này sẽ gồm hai ý:

Thứ nhất hãy học cách từ chối các yêu cầu không cần thiết hoặc nếu nhận lời thì thêm nó vào danh sách công việc của bạn và để làm sau, như kiểu nắm thông tin và đưa vào một danh sách công việc rồi dành thời gian xử lý sau nếu nó thực sự không gấp.

Thứ hai đó là hãy giảm kì vọng của bản thân xuống, đồng thời nâng mức độ chấp nhận của bản thân lên (Một quan điểm của chủ nghĩa khắc kỉ giúp bản thân hạnh phúc hơn, mình sẽ nói ở một bài nào đó sau).

Như kiểu các bạn kì vọng trong một ngày cần phải hoàn thành 10 công việc trong to-do list, nhưng đến cuối ngày nhìn lại chỉ hoàn thành được 7, 8 thôi chẳng hạn thì hãy chấp nhận nó và lấy đó làm mức tạm chấp nhận và cải thiện dần, nếu không các bạn sẽ rất dễ bị dính vào toxic-productivity.

Toxic Productivity: ChatGPT said

Sắp xếp công việc hợp lý

Đặt mục tiêu và lên kế hoạch để hoàn thành công việc một cách hợp lý và đều đặn. Bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian như Asana hoặc Trello để giúp bạn tổ chức công việc của mình và đảm bảo rằng bạn hoàn thành công việc đúng hạn.

Như cá nhân mình thì mình dùng Asana để quản lý công việc cá nhân, cũng như quản lý dự án ngoài, còn những dự án ở công ty thì dùng Jira.

Mình lên kế hoạch công việc cho bản thân đều đặn theo tuần, theo ngày, và sau mỗi quý thì sẽ tổng hợp lại những thứ đã đạt được và so sánh với mục tiêu của bản thân từ đầu năm, sau đó điều chỉnh những quý tiếp theo cho phù hợp.

Lời khuyên cá nhân là các bạn nên tập trung xử lý công việc vào đầu ngày, lúc đó chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều thứ.

Duy trì việc tập thể dục

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày và bạn sẽ cảm thấy ngày hôm đó cực kì nhiều năng lượng.

Mình thấy nhiều người rất lạ, công việc bận thì họ ở lại công ty OT muộn (không nói đến những trường hợp golive hoặc xử lý gấp nên ở lại muộn vì nó có tính thời điểm) và đều lấy lý do là chưa giải quyết xong công việc và không dành được thời gian để thể dục thể thao.

Mỗi tuần mình đều duy trì việc đi bộ buổi sáng hoặc đi bơi vào buổi tối, dù công việc bận bịu thế nào thì cũng luôn dành cho bản thân chút thời gian duy trì thể dục, mỗi ngày vận động một chút thì cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn và giảm căng thẳng rất tốt, hôm nào bận quá hoặc có việc riêng thì đành chịu.

Bảng theo dõi tháng 01/2023

Như tháng 1 thì cái tháng này là tháng có Tết nên mình chủ yếu đi bộ buổi sáng hoặc buổi chiều.

Bảng theo dõi tháng 02/2023

Sang tháng 2 thì có thêm đi bơi nhiều hơn.

Bảng theo dõi tháng 03/2023

Sang tháng 3 thì mình vẫn duy trì đi bộ/bơi, có nhiều hôm không hoàn thành được do là về quá muộn hoặc trời mưa nên Failed.

Bảng theo dõi tháng 04/2023

Tháng 4 bắt đầu hè về nên mình duy trì với tần suất cao hơn, các tháng tiếp theo mình sẽ update liên tục trong post này luôn.

Quản lý cảm xúc cá nhân

Học cách quản lý cảm xúc của mình là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý căng thẳng. Hãy tìm hiểu cách quản lý cảm xúc của mình và biết cách kiểm soát chúng để không bị tác động tiêu cực, lắng nghe người khác nhiều hơn và đưa ra phản hồi một cách hợp lý.

Hãy học cách lắng nghe tích cực từ bài trước của mình để có thêm những góc nhìn mới và có thể hiểu người khác hơn.

Học cách thở dài sinh lý

Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng thì nhịp tim thường rơi vào trạng thái đập điên loạn và cường độ cao, lúc này có một cách giúp bạn có thể đưa nhịp tim trở về trạng thái ổn định ngay lập tức đó là Thở Dài Sinh Lý.

Thở dài sinh lý 2 lần hít vào 1 lần thở ra sâu (ChatGPT said)

Kĩ thuật này mình học được từ một bác Giáo Sư trong lĩnh vực thần kinh học của Mỹ, và khi áp dụng vào công việc hằng ngày thì mình thấy nó thực sự hiệu quả.

Có nhiều lần đồng nghiệp ngồi cạnh thấy mình thở dài thì đều hỏi tại sao lại thở dài, chán chường điều gì hay sao? và mình có giải thích đó là một cách điều hòa nhịp tim, tăng cường tập trung và giảm mệt mỏi chứ không phải là một trạng thái chán chường thông thường bằng thở dài.

Dành thời gian nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè

Một trong những cách giảm căng thẳng cơ bản đó là social-network, hiểu một cách đơn giản đó là dành thời gian cho việc gặp gỡ bạn bè, người thân, những người mà chúng ta cảm thấy thực sự tin tưởng.

Đó là một cách rất hữu hiệu để tăng hormone serotonin trong cơ thể, giúp tâm trạng của bạn trở nên thoải mái và hạnh phúc hơn. Khi đang nghỉ ngơi thì hãy cố gắng gạt công việc sang một bên, tạm thời không cần nghĩ đến nó nữa sẽ khiến cơ thể rất thoải mái.

Học cách điều chỉnh quan điểm

Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và tìm cách giải quyết nó. Mỗi người sẽ có một quan điểm cá nhân khác nhau, quan điểm tốt và tích cực thì chúng ta học hỏi, quan điểm sai trái thì nhìn nhận và loại trừ, nó sẽ giúp cá nhân bạn tạo ra một trải nghiệm tích cực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Với những kỹ năng quản lý căng thẳng này, bạn có thể duy trì sức khỏe tinh thần và hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải luôn chú ý đến sức khỏe của mình và biết cách giải quyết căng thẳng để không bị tác động đến tâm trí và sức khỏe của mình. Chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống!

Một số bài viết nổi bật: